Phân tích GOLD theo giao dịch của quỹ SPDR

Phân Tích và giao dịch GOLD theo giao dịch của quỹ SPDR

Hôm nay, nhân tiện có thời gian, Lãng sẽ viết về phương pháp Phân Tích GOLD theo giao dịch của quỹ SPDR! nghĩa là, theo dõi giao dịch của SPDR để xem xét và định hướng được xu hướng của thị trường, qua đó, ta sẽ có thể giao dịch được!

Mở Tài Khoản Sàn Exness – Hướng Dẫn Chi Tiết 2020

Đây là Phương pháp Phân Tích & nhận định thị trường, giao dịch GOLD theo giao dịch của quỹ SPDR, đã được Langtu sáng tạo và viết từ năm 03/2013, Và hiện nay, có rất nhiều nhóm o việt nam vẫn đang sử dụng kỹ thuật này để phân tích và nhận định thị trường. Hàng ngày, họ vẫn viết các nhận định, đánh giá thị trường dựa theo cách thức này.

Phân Tích GOLD theo giao dịch của quỹ SPDR


Bước 1: Theo dõi khối lượng giao dịch, thông tin về mua bán, khối lượng giao dịch của quỹ SPDR.

Link theo dõi : http://www.spdrgoldshares.com/assets/dynamic/GLD/GLD_US_archive_EN.csv <– đây là link báo cáo chi tiết, cụ thể của Quỹ SPDR. Vì quỹ SPDR là tổ chức lớn và có ảnh hưởng trên thị trường tài chính thế giới, nên mỗi giao dịch của nó, đều được báo cáo chi tiết ra thị trường!




Chú ý là: bản báo cáo này, sẽ được SPDR update vào 5 giờ sáng, giờ việt nam! (tức là báo cáo giao dịch của ngày 10/10 sẽ được đưa lên vào 5 giờ sáng của ngày 11/10)

ví dụ, hôm nay là ngày 12/3/2013 thì khối lượng nắm giữ của SPDR là của ngày 11/3 : 1236.73 tấn !
Và trước đó, ngày 8/3/2013 thì khối lượng của nó là 1239.74 , như vậy , SPDR đã bán ra đêm 8/3/2013 là 3.01 tấn !


Cách tính các phiên liên tục : là chi bộ có thể nhìn vào ngày giao dịch và sự tăng giảm của khối lượng giao dịch! nếu ngày 10/10 mà khối lượng nắm giữ la 1000 tấn, mà ngày 11/10 vẫn là 1000 tấn, thì tức là ngày 11/10 không có giao dịch mua bán nào diễn ra!
còn nếu ngày 12/10 mà khối lượng nắm giữ la 995 tấn, thì tức là ngày 12/10 có giao dịch bán ra 5 tấn!

Nếu các ngày liên tục, có sự thay đổi về khối lượng nắm giữ liên tục, thì tức là có giao dịch mua bán diễn ra trong nhiều ngày (có thể, sẽ liên tục bán, hoặc liên tục mua )!

sự liên tục trong giao dịch, có thể tính cách quãng ngày giao dịch ! ví dụ : ngày 10/10 bán, ngày 11/10 bán, nhưng ngày 12/10 lại không có giao dịch, và ngày 13 cũng không có giao dịch, nhưng ngày 14/10 lại có bán. như thế, cũng được tính là sự liên tục trong giao dịch bán!

Như vậy, nếu hôm nay bán mà mai mua, thì không được tính là sự liên tục!

Các giai đoạn để gold phá các vùng giá 00



Bước 2: Nhận diện xu hướng thị trường khi SPDR liên tục giao dịch cùng 1 hướng.



Trước đây, giai đoạn trước năm 2010, chỉ cần nhìn vào giao dịch của SPDR , khi họ mua hay bán, thì ngày hôm sau ta chỉ cần dựa vào đó , và canh để vào lệnh theo các điểm cản kỹ thuật nữa là xong! rất dễ dàng!

Nhưng bây giờ, sự tác động của SPDR đã giảm dần, và chỉ khi nào có sự giao dịch liên tục thì nó mới có thể ảnh hưởng đến thị trường, hoặc là phải giao dịch theo khối lượng rất lớn, tầm 15 – 20 tấn!


Nếu ngày thứ nhất SPDR giao dịch bán ( 1 đến 3 hoặc 5 hay 7 tấn) mà Gold vẫn tăng. thì nếu mấy ngay sau đó, không có giao dịch gì, hoặc lại mua, thì ta sẽ không quan tâm. Nhưng nếu phiên tiếp theo, nó lại bán, nhưng Gold vẫn tăng, và cứ tính xem, nếu SPDR bán 3 phiên liên tục, Mà GOLD vẫn tăng lên, thì chỉ cần chú ý đến phiên thứ 4, mà SPDR vẫn tiếp tục bán, và gold vẫn tăng thì chi bộ cứ chuẩn bị ngày tiếp theo, canh cao mà bán, vì SPDR sẽ bán tiếp và khối lượng sẽ tăng dần lên, vì đây là cách nó xử lý để giá giảm và mua lại. những lúc như thế, gold sẽ giảm 20 – 40$ luôn. <- điều này đã diễn ra rất nhiều lần, và có tính lặp lại!

Các bạn hãy xem lại đợt gần nhất :

– ngày 21/2/2013 SPDR bán khoảng 20 tấn, thì GOLD vẫn tăng từ 1554 lên đóng cửa ở 1575
– Ngày 22/2/2013 SPDR bán 9 tấn , thì gold vẫn tăng và đóng cửa 1580.
– Ngày 23 – 24/2 thì nghỉ thứ 7 – chủ nhât
– Ngày 25/2/2013 SPDR bán 8 tấn , thì gold vẫn tăng, và đóng cửa 1592
– Ngày 26/2/2013 SPDR lại bán 2 tấn, và GOLD vẫn tăng, đóng cửa 1613

Và thế là Ngày 27/2/2013, SPDR bán 12 tấn, Và Gold Giảm từ 1614 về 1592 và đóng cửa 1597. để rồi ngày 28/2 lại bán tiếp 4 tấn, làm gold giảm luôn về 1574 và giảm tiếp về 1564 trong ngày 1/8 !


Các bạn, có thể tìm hiểu xem lịch sử giao dịch của SPDR và kiểm tra lại xem có đúng ko!

Còn theo sự theo dõi, nghiên cứu của Lãng bao nhiêu năm qua, thì nếu SPDR có động thái bán liên tục từ phiên thứ 3 thì thường là GOLD đã giảm rồi, nhưng nếu nó vẫn cứ tăng lên, thì nếu phiên 4 mà nó bán, thì y như rằng, thì SPDR sẽ tiếp tục bán và GOLD sẽ giảm mạnh!

Chú Ý : với hình thức mua thì cũng tương tự như Bán nhé! cũng Giống hệt như vậy!

Công Cụ tính số Lot giao dịch trên MT4 dành cho trader và IB

Bước 3: Giao dịch :



khi đã xác định các bước trên, và đã đi vào quỹ đạo, thì việc vào lệnh sẽ canh cao bán, hoặc canh thấp mua .
Sử dụng các cản kỹ thuật : dùng fibo để chọn các điểm 38.2 hoặc 61.8 / dùng các đường trung bình, vẽ trend, sử dụng các mô hình …. để tìm ra điểm, vùng điểm vào lệnh !




Bản quyền ý tưởng, phương pháp thuộc về Mr.LangTu , mọi sao chép, sử dụng xin để lại nguồn https://langtufx.com và Mr.LangTu! tks !

Hoan nghênh Mọi trao đổi, phản biện, cứ thẳng thắn trao đổi tại đây. hoặc email về nội dung bài viết vào mail : rambovn99@yahoo.com

Bạn cũng có thể theo dõi thêm các phương pháp Giao dịch gold khi có News : https://langtufx.com/phuong-phap-giao-dich-gold-khi-co-tin/

5/5 - (5 bình chọn)
(Visited 687 times, 1 visits today)
3 comments
nguyen van long

Bài viết này kinh điển quá a Langtu ơi.
Em đọc bài này cách đây mấy năm rồi. Giờ đọc lại vẫn thấy hay.

ha-forex

Hiện nay vẫn có nhóm hàng ngày đi lấy thông tin mua / bán của quỹ spdr , rồi post lên, lấy thông tin là theo dấu chân spdr này nọ. Thì ra là học theo phương pháp này.

LangTu

hii,
phương pháp nhận định thị trường theo SPDR là được Lang viết từ 2013, đến tận bây giờ, nó vẫn áp dụng hiệu quả.
Việc theo dõi các tín hiệu mua/bán từ cá mập lớn, là 1 điều hoàn toàn hợp lý và mang tính xu hướng mà.

Your comment
scroll