Chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) là gì? Hướng dẫn sử dụng

Top Các Sàn Forex Uy TínNhất

Để trở thành một trader chuyên nghiệp bạn cần phải nắm được rất nhiều kiến thức cơ bản về phân tích kỹ thuật. Và một trong những thông tin, kiến thức quan trọng đó là chỉ báo Accumulation Distribution (A/D). Vậy đây là chỉ báo như thế nào? Có ý nghĩa gì? Cách sử dụng ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết của Langtufx.com để có câu trả lời!

Chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) là gì?

Tìm hiểu chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) là gì và cách sử dụng

Chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) là gì?

Chỉ báo Accumulation Distribution, viết tắt A/D được biết tới là một dạng biến thể của chỉ báo OBV. Tên tiếng Việt của chỉ báo này là chỉ báo đường tích lũy/phân phối và được xếp vào loại chỉ báo khối lượng. Các trader, nhà phân tích thường sử dụng chỉ báo này như một công cụ để xác định trạng thái phân phối cũng như tích lũy của khối lượng giao dịch trên thị trường. Trong đó:

  • Tích lũy: Nếu như mức giá đóng cửa của hiện tại CAO hơn so với mức giá đóng cửa của ngày trước đó thì khối lượng giao dịch được coi là tích lũy
  • Phân phối: Ngược lại, nếu như mức giá đóng cửa của hiện tại THẤP hơn so với mức giá đóng cửa của ngày trước đó thì khối lượng giao dịch được coi là phân phối

Khi tham gia giao dịch trong thị trường tài chính, kể cả Forex, các trader sẽ sử dụng chỉ báo A/D để có thể xác định được biến động giá trên thị trường dựa vào kết quả đo lường khối lượng giao dịch. Cụ thể:

  • Tích lũy: Giá được đẩy lên cao bởi “cá mập” để bán ra. Khi khối lượng càng lớn thì hệ số A/D cũng sẽ càng lớn, cho thấy mức độ biến động của giá lại càng cao
  • Phân phối: Thị trường đang có xu hướng kéo giá giảm xuống để mua vào

Chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) có ý nghĩa gì?

Hiện nay có rất nhiều trader, nhà phân tích sử dụng Accumulation Distribution (A/D) bởi chỉ báo này mang lại rất nhiều ý nghĩa như:

Xác định hành vi, tâm lý nhà giao dịch

Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất chỉ chỉ báo A/D đó là phản ánh hành vi, tâm lý của nhà giao dịch dựa vào dòng luân chuyển tiền tệ thị trường. Đường A/D kết hợp giữa 2 yếu tố là giá và khối lượng nên tín hiệu mà chỉ báo này đưa ra có sự xác nhận tin cậy cao, được trader và các nhà phân tích thị trường tin tưởng.

Xác định xu hướng giá

Ý nghĩa thứ 2 của chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) đó là hỗ trợ xác định xu hướng giá, cụ thể:

  • Xu hướng tăng: Nếu chỉ số tăng, giá tăng và khối lượng lớn
  • Xu hướng giảm: Nếu chỉ số giám, giá giảm và khối lượng cũng nhỏ dần

Chỉ báo A/D giúp xác định xu hướng giá

Xác định xu hướng đảo chiều

Đường A/D cũng có thể giúp xác định xu hướng đảo chiều của giá trên thị trường. Cụ thể, dựa vào mức độ tăng, mức phân kỳ âm, dương của chỉ báo A/D mà trader có thể nhận định được trong tương lai giá có khả năng đảo chiều hay không.

  • Phân kỳ dương: Trong khi đường A/D đang tăng thì giá lại giảm cho thấy rằng thị trường đang chịu áp lực mua nên giá đảo chiều tăng lên
  • Phân kỳ âm: Trong khi đường A/D đang di chuyển xuống nhưng giá lại có xu hướng tăng thì chứng tỏ thị trường chịu áp lực bán, khi này khả năng cao sẽ xuất hiện giá đảo chiều giảm

Công thức tính Accumulation Distribution (A/D) là gì?

Khi muốn tính toán chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) bạn có thể áp dụng công thức dưới đây:

Chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) là gì? công thức

Công thức tính chỉ báo đường tích lũy/phân phối

Trong đó:

  • Pelose: Giá đóng cửa 
  • Pmax: Giá cao nhất phiên
  • Pmin: Giá thấp nhất phiên
  • V: Khối lượng giao dịch
  • A/D: Khối lượng dòng tiền luân chuyển

Dựa trên công thức tính A/D có thể nhận thấy rằng giá trị của khối lượng giao dịch trong ngày có thể được thêm/bớt vào trong giá trị tích lũy của đường chỉ báo. Chỉ báo A/D có công dụng chính đó là đo lường độ phân kỳ của biến động giá cũng như khối lượng giao dịch trên thị trường.

  • Trường hợp giá đóng cửa có giá trị gần với giá trị cao nhất trong phiên thì phần cộng thêm sẽ càng lớn 
  • Trường hợp giá đóng cửa có giá trị càng gần với giá trị thấp nhất trong phiên thì trần trừ bớt sẽ càng cao 
  • Trường hợp giá đóng cửa ở mức trung bình, nằm ở khoảng giữa mức giá cao nhất và thấp nhất thì thông số A/D không đổi
exness là gìSàn Exness Là Gì ? Lừa Đảo Hay Uy Tín & Cách Mở Tài KhoảnSàn Exness là gì? Sàn Exness lừa đảo hay uy tín ? Exness đã được các tổ chức tài chính đánh giá là một trong những công ty môi giới..Đọc Thêmlangtufx.com

Hướng dẫn cách sử dụng đường chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) trong giao dịch

Có thể thấy, đường chỉ báo A/D có rất nhiều ý nghĩa quan trọng với các trader. Vì vậy, việc tìm hiểu cách sử dụng đường chỉ báo này sao cho đúng là vô cùng cần thiết khi tham gia giao dịch trong thị trường Forex:

Củng cố trạng thái xu hướng giá

  • Vào lệnh Buy: Nếu trader nhận thấy thông số của chỉ báo A/D cao hơn thì có thể vào lệnh Buy bởi khi này trạng thái tích lũy (mua vào) đang có xu hướng tăng lên đẩy giá cũng tăng theo
  • Vào lệnh Sell: Thông số của chỉ báo giảm thì có thể vào lệnh Sell do trạng thái phân phối (bán ra) lớn hơn khiến cho giá có xu hướng giảm xuống

Chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) là gì?

Dựa vào chỉ báo A/D để củng cố xu hướng giá

Xác định biến động giá

Trader có thể xác định được thị trường sắp tới có khả năng xảy ra biến động lớn hay không dựa trên tín hiệu phân kỳ của chỉ báo A/D. Cụ thể:

    • Đồ thị xuất hiện phân kỳ âm: Thị trường có khả năng xuất hiện đảo chiều giá nếu phân kỳ âm xảy ra khi giá đang di chuyển trong xu hướng tăng. Còn nếu phân kỳ âm xuất hiện khi giá đang trong xu hướng giảm thì cho thấy một điều chắc chắn là giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng giảm. Dù là trường hợp nào trader cũng có thể vào lệnh Sell.
  • Đồ thị xuất hiện phân kỳ dương: Thị trường cũng có khả năng đảo chiều nếu như đồ thị xuất hiện phân kỳ dương trong khi giá đang giảm. Nếu như giá đang trong xu hướng tăng xuất hiện phân kỳ dương thì xu hướng giá tăng vẫn tiếp diễn trong thời gian tới. Cả 2 trường hợp này trader đều có thể vào lệnh Buy.

Tuy nhiên, các trader cần lưu ý rằng không phải lúc nào đường chỉ báo A/D cũng đều biến động cùng chiều với xu hướng giá hoặc đưa ra cho chúng ta tín hiệu phân kỳ chuẩn. Đồng thời, cũng không thể đảm bảo sau mỗi tín hiệu phân kỳ thì giá cũng sẽ đảo chiều, nhất là khi đang di chuyển trong xu hướng mạnh. Đó cũng là lý do mà trader không nên tuyệt đối tin tưởng vào chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) mà chỉ nên coi đây là một công cụ hỗ trợ, tham khảo. Để tăng độ chính xác thì trader nên áp dụng chỉ báo A/D cùng với một số chỉ báo khác.

Trên đây là thông tin chi tiết về chỉ báo Accumulation Distribution (A/D). Có thể thấy, chỉ báo này thực sự rất hữu ích đối với các trader. Tuy nhiên, trader cũng không nên quá lạm dụng và phụ thuộc mà hãy sử dụng đúng cách, kết hợp với các chỉ báo khác cũng như kiến thức, kinh nghiệm của mình để đầu tư hiệu quả, thành công.

Rate this post
(Visited 105 times, 1 visits today)
Your comment
scroll