False BreakOut là gì?
False Breakout là sự phá vỡ một ngưỡng kháng cự/hổ trợ trên biểu đồ giá, nhưng sau đó lại đảo chiều rất mạnh. Khi có Break Out, nhiều nhà giao dịch bị thu hút vào xu hướng đó của thị trường đang Breakout. Nhưng họ lại không biết rằng đó có thể là sự Breakout thất bại.
Bạn có thể xem ví dụ dưới đây về cặp USD/CAD khung thời gian H4:
Giá tuy đã giảm xuyên qua đáy hổ trợ cũ trước đó, nhưng nến lại không thể chốt nến được bên dưới, mà tạo thành nến pinbar tín hiệu đánh lên rất tốt.
Các loại False Breakout thường gặp
False BreakOut vùng đỉnh
Đây là ví dụ về sự false breakout từ vùng đỉnh. Khi giá tăng mạnh lên lại vùng đỉnh và giá đã có giai đoạn vượt qua đỉnh cũ, nhưng giá đã không thể chốt nến trên vùng kháng cự đó được. Nên ngay sau đó giá đã giảm lại rất mạnh.
False BreakOut vùng đáy
Đối với trường hợp này chúng ta cũng có thể thấy một cây nến có bóng khá dài được rút lên ngay vùng hổ trợ của giá trước đó. Và nó cũng có đặc điểm là giá vẫn không thể đóng dưới vùng hổ trợ.
False breakout trendline
Bạn có thể thấy rằng tuy giá đã breakout kênh giá giảm bằng lực nến daily tăng rất mạnh, giá liên tục kiểm tra lại kênh giá đã lấy đà tăng. Nhưng lực tăng là không thể đủ đưa giá đi lên tiếp mà xu hướng quay đầu giảm mạnh. Hình thành nên sự False breakout.
Cách tránh giao dịch bị False BreakOut
Tránh vào lệnh bắt đỉnh bắt đáy
Đối với những nhà giao dịch mới tham gia thị trường thì rất dễ vướng vào việc bắt đỉnh bắt đáy. Họ thường vào lệnh bán ở gần đỉnh cũ và dừng lỗ ở trên đỉnh đó. Nhưng thực đáng tiếc răng việc giao dịch như vậy rất dễ dính bởi những có false breakout, tức là giá sẽ chạm dừng lỗ của bạn rồi mới giảm mạnh.
Để khắc phục việc này bạn cần chờ có nến giảm như: pinbar, engufling… Những tín hiệu mạnh như vậy bạn hoàn toàn có thể vào.
Ví dụ bên dưới đây khi giá vượt qua vùng đỉnh một khoảng giá rồi lại quay đầu tạo thành nến pinbar giảm tốt. Chính thời điểm này là lúc để bạn vào lệnh bán xuống, dừng lỗ trên tín hiệu nến giảm đó.
Bạn có thể thấy rằng việc bạn chờ đợi tín hiệu rồi mới vào lệnh đã mang đến cho bạn một lệnh giao dịch vô cùng an toàn và mang lại lợi nhuận cao.
Đừng cố gắng đoán đỉnh/đáy khi chưa có bất kỳ tín hiệu nến nào xuất hiện.
Tránh đặt dừng lỗ quá gần với lệnh giao dịch
Trong giao dịch các bạn vẫn thường nghĩ rằng lệnh nào có điểm dừng lỗ các ngắn sẽ càng tốt bởi nó tăng cao phần thường ở R:R (Risk/Reward). Nhưng có thể bạn đã lầm, vì chính việc bạn để điểm dừng lỗ quá sát sẽ dẫn đến bạn liên tục bị thị trường chạm dừng lỗ.
Tích tiểu thành đại, bạn sẽ nhận về mình một khoảng lỗ lớn. Và cá chắc rằng trong những lệnh lỗ đó, sẽ có những lệnh khi vừa chạm dừng lỗ giá đã quay đầu đi mạnh theo đúng hướng bạn phân tích trước đó. Thế nên bạn hay tính toán thật kỹ càng nơi dừng lỗ hợp lý để tránh những trường hợp đó.
Vì những điểm false breakout đó thường là do những “tay to” trong thị trường cố tình tạo nên để đánh bật những nhà giao dịch nhỏ lẻ ra bên ngoài trước khi họ đẩy giá.
Bạn có thể đọc qua bài viết sau để có thể biết cách đặt dừng lỗ một cách hợp lý nhất: Stoploss là gì? và cách đặt lệnh hiệu quả.
Chỉ nên xác nhận sự Breakout ở khung lớn
Việc nhiều nhà giao dịch lầm tưởng về sự breakout là giá vượt qua được vùng đỉnh/đáy trước đó là đã đúng. Nhưng đó là điều không hoàn toàn chính xác. Bởi sự breakout thực sự diễn ra là nến phải đóng cửa hoàn toàn bên trên/dưới vùng đỉnh/đáy đó.
Có thể bạn sẽ nói H1 nến đã xác nhận đóng nến trên vùng đỉnh đó rồi, nên có thể mua lên tiếp theo xu hướng breakout. Nhưng khi bạn vừa mua giá đã lập tức quay đầu giảm rất mạnh. Ở đây việc H1 đã breakout là không hề sai, nhưng bạn quên rằng bên trên H1 còn có H4, Daily…. Nên bạn hãy xem nến H4 có phải là pinbar đánh giảm khi kết hợp nến H1 lại.
Để có thể xác nhận giá đã thực sự breakout hay chưa thì bạn nên lựa chọn khung thời gian xác nhận từ H4 trở lên. Tránh sử dụng breakout ở khung thời gian nhỏ hơn.
Bạn có thể xem ví dụ về sự breakout ở khung thời gian Daily dưới đây:
Giá đã chạm vào vùng kháng cự 3 lần những chưa thể phá vỡ, đến lần thứ 4 giá đã tăng bứt phá qua vùng đỉnh. Sau đó, kết thúc nến daily bên trên hoàn toàn vùng kháng cự đó. Tạo nên một lực tăng rất tốt.
Tổng kết
Sự phá vỡ thất bại (False breakout) trong thị trường Forex xảy ra rất thường xuyên và rất khó để nhận biết được. Nên việc bạn cần làm đó chính là kỷ luâth chờ đợi sự xác nhận của giá ở khung thời gian lớn.
Bên cạnh đó bạn cần có mức dừng lỗ phù hợp để tránh việc dừng lỗ quá “non” trước khi giá thực sự đi theo nhận định của bạn.
Giao dịch với một khối lượng (Lot) hợp lý, không nên vào với số Lot quá lớn vượt ngoài khả năng tài chính của bạn. Vì trong Forex không phải thành công với 1 2 lệnh, mà nó là xuyên suốt trong quá trình giao dịch có thắng, có thua nhưng với Lot và xác xuất thắng cao thì bạn sẽ tồn tại mãi với thị trường được.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn giao dịch thật thành công!