FBS là gì? Đánh giá về sàn FBS chi tiết, khách quan nhất

Top Các Sàn Forex Uy TínNhất

Mặc dù số lượng sàn giao dịch Forex tại Việt Nam không ngừng tăng lên nhưng FBS vẫn luôn là một trong những cái tên nổi bật nhất. Không chỉ nhờ phương pháp làm truyền thông thông minh mà dịch vụ và chất lượng của sàn cũng không thể bàn cãi. Hãy cùng Langtufx.com tìm hiểu ngay về sàn FBS là gì?

FBS là gì

Tìm hiểu FBS là gì và đánh giá chi tiết

1. FBS là gì?

FBS là một sàn giao dịch Forex và hợp đồng chênh lệch CFD được thành lập vào năm 2009. Tính tới này, sàn đã hoạt động được hơn 10 năm, xuất hiện tại 190 quốc gia trên thế giới và hỗ trợ tới 18 ngôn ngữ khác nhau. Theo thống kê, số lượng người tham gia giao dịch tại sàn đã lên tới con số 14 triệu và có gần 7.000 tài khoản nhà giao dịch, đối tác được đăng ký mỗi ngày. Số lượng người dùng trung thành trên sàn đạt tới 80% – một con số mà bất kỳ sàn giao dịch Forex nào cũng phải mơ ước.

Khi tham gia vào sàn giao dịch FBS người dùng có thể thực hiện giao dịch nhiều loại tài sản khác nhau. Các giao dịch FBS đều sẽ được chuyển trực tiếp vào hệ thống và thực hiện thanh khoản dựa trên giá trị thực thế trên thị trường tại thời điểm đó.

Ngay khi vừa đi vào hoạt động FBS đã được cấp phép và nằm dưới sự quản lý của  International Financial Services Commission (IFSC, đăng ký theo số 119717) cùng với CySEC (theo đố 353534). Nếu như so sánh với các sàn Forex khác như XTB, XM hay ICMarkets thì giấy phép của sàn FBS không được đánh giá là mạnh. Thế nhưng, với việc cố gắng để đạt được giấy phép từ CySEC đã cho thấy sàn rất nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ. Và chính thực tế cũng cho thấy điều này.

2. Ưu và nhược điểm của sàn giao dịch FBS

Sàn giao dịch FBS có rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng đồng thời cũng tồn tại một vài nhược điểm cần khắc phục. Đó là:

Ưu điểm

  • Thủ tục đăng ký tài khoản thành viên đơn giản, nhanh chóng
  • Có nhiều loại tài khoản khác nhau phù hợp với mọi đối tượng người dùng
  • Hỗ trợ đa dạng các phương thức chuyển và rút tiền 
  • Tốc độ xử lý các giao dịch nhanh
  • Đòn bẩy cao, lên tới 1:3000
  • Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng chu đáo

Giao dịch trên FBS rất đơn giản, thuận tiện

Nhược điểm

  • Số lượng sản phẩm giao dịch còn hạn chế
  • Không có tiền điện tử – crypto 
  • Một số loại tài khoản có mức spread khá cao 
  • Chưa có các chứng chỉ do cơ quan quản lý uy tín thuộc khu vực châu Âu, ví dụ như FCA cấp

3. Các loại tài khoản giao dịch sàn FBS là gì?

Hiện tại, sàn giao dịch FBS có tổng cộng 5 loại tài khoản khác nhau, đó là:

  • Tài khoản Cent
  • Tài khoản Micro
  • Tài khoản tiêu chuẩn Standard
  • Tài khoản Zero Spread
  • Tài khoản ECN

Khá giống với các sàn giao dịch Forex lớn trên thế giới như ICMarkets hay Exness, sàn giao dịch FBS cũng có tài khoản cho cả nền tảng MT4 và MT5. Cụ thể, nền tảng MT5 sẽ có 2 loại tài khoản là Cent và Standard, còn MT4 thì có 5 tài khoản.

Các loại tài khoản sàn FBS là gì

3.1. Tài khoản Cent

Là loại tài khoản được tính theo đơn vị Cent của đồng đô la Mỹ. Giá trị của Cent được quy đổi là: 100 Cent = 1 USD. Đối với tài khoản Cent:

  • Số tiền nạp tối thiểu: 1 USD 
  • Spread: Thả nổi từ 1 pip
  • Phí hoa hồng: Miễn phí 
  • Đòn bẩy tối đa: 1:1000

Với các trader mới thì tạo tài khoản Cent là phù hợp nhất do hạn mức nạp tối thiểu thấp, chỉ cần nạp 10 USD là có thể tiếp cận được thị trường thực rồi. Như vậy có thể hạn chế được tối đa rủi ro mà vẫn có thể làm quen với thị trường và tăng thêm kinh nghiệm.

3.2. Tài khoản Micro

Ngoài Cent thì Micro cũng là một tài khoản cho trader mới. Mặc dù hạn mức nạp tiền tối thiểu của tài khoản Micro cao hơn nhưng bù lại spread lại là mức cố định thay vì thả nổi và đòn bẩy cũng cao hơn.

  • Số tiền nạp tối thiểu: 5 USD 
  • Spread: Cố định từ 3 pip
  • Phí hoa hồng: Miễn phí
  • Đòn bẩy tối đa: 1:3000

3.3. Tài khoản tiêu chuẩn Standard

Phần lớn trader khi đăng ký tài khoản tại sàn giao dịch FBS đều chọn tài khoản tiêu chuẩn Standard. Nguyên nhân không chỉ vì đòn bẩy cao mà còn do mức spread khá hấp dẫn. Bên canh đó, số tiền nạp tối thiểu cũng không quá lớn. Đặc biệt, tài khoản này còn rất khả dụng với nền tảng MT5.

  • Số tiền nạp tối thiểu: 100 USD 
  • Spread: Thả nổi từ 0.5 pip
  • Phí hoa hồng: Miễn phí
  • Đòn bẩy tối đa: 1:3000

3.4. Tài khoản Zero Spread

Zero Spread không được quá nhiều trader lựa chọn bởi dù có đòn bẩy cao, spread thả nổi hấp dẫn nhưng số tiền nạp tối thiểu và phí hoa hồng khá cao.

  • Số tiền nạp tối thiểu: 500 USD 
  • Spread: Thả nổi từ 0 pip
  • Phí hoa hồng: 20 USD/lot 
  • Đòn bẩy tối đa: 1:3000

3.5. Tài khoản ECN

Trong khi các loại tài khoản trên đều là tài khoản STP thì ECN là loại loại tài khoản Electronic Communication Network – Mạng truyền thông điện tử duy nhất mà FBS cung cấp cho người dùng. 

    • Số tiền nạp tối thiểu: 1.000 USD 
    • Spread: Thả nổi từ -1pip
    • Phí hoa hồng: 6 USD
    • Đòn bẩy tối đa: 1:500
  • Sản phẩm cung cấp: 25 cặp tiền tệ Forex
exness là gìSàn Exness Là Gì ? Lừa Đảo Hay Uy Tín & Cách Mở Tài KhoảnSàn Exness là gì? Sàn Exness lừa đảo hay uy tín ? Exness đã được các tổ chức tài chính đánh giá là một trong những công ty môi giới..Đọc Thêmlangtufx.com

4. Khám phá tài nguyên tại sàn FBS

4.1. Sản phẩm giao dịch và đòn bẩy

Khi tham gia vào sàn giao dịch FBS trader có thể giao dịch các loại sản phẩm với đòn bẩy như sau:

  • Tiền tệ: Gồm 37 cặp tiền tệ, trong đó có 9 cặp tiền tệ hiếm. Mức đòn bẩy tối đa là 1:3000
  • Kim loại: Gồm 4 kim loại, đó là vàng, bạc với mức đòn bẩy là 1:333 và bạch kim, Palladium với mức đòn bẩy là 1:100
  • CFD: Gồm có 5 mã, mức đòn bẩy là 1:100
  • Cổ phiếu: 33 mã, mức đòn bẩy là 1:10

FBS hỗ trợ nhiều sản phẩm giao dịch phổ biến nhất

4.2. Các “kèo” phân tích của FBS

Có lẽ khá nhiều trader sẽ thấy lạ với tài nguyên này. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi FBS là một trong số các sàn Forex hiếm hoi cung cấp cho trader những tin tức và phân tích kỹ thuật cùng phân tích cơ bản được thực hiện bởi chính đội ngũ chuyên gia của mình. Đây là những kiến thức, thông tin rất tuyệt vời với các trader mới. 

Để tham khảo những kế hoạch giao dịch tại sàn FBS, trader chỉ cần vào mục “Phân tích và đào tạo”, sau đó tìm tới “Phân tích thị trường hàng ngày” là có thể xem phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, dự báo về các cặp tiền tệ cùng những sản phẩm giao dịch khác. Đặc biệt, sàn còn có cả định dạng video và sách miễn phí dành cho các trader mới nhập môn.

4.3. Phần mềm giao dịch

Ngoài ra, sàn giao dịch FBS còn cung cấp 3 nền tảng giao dịch với nhiều chức năng hữu ích là:

Phần mềm MT4

MT4 do FBS cung cấp không chỉ hỗ trợ các công cụ cần thiết và tích hợp giao dịch tự động mà còn có nhiều phiên bản khác nhau cho trader lựa chọn là: MT4 Multiterminal, website, app mobile. Dù là phiên bản nào cũng đều rất đa dạng tính năng:

  • Giao dịch đơn giản, dễ dàng 
  • Thực hiện lệnh giao dịch với chỉ 1 cú click chuột 
  • Báo giá thời gian thực 
  • Cung cấp 30 chỉ báo phân tích kỹ thuật 
  • 9 khung thời gian, từ phút cho tới tháng
  • Tích hợp lịch sử giao dịch, nhật ký
  • Hỗ trợ giao dịch thông qua robot tự động Expert Advisors 

Phần mềm MT5 

So với MT4 thì MT5 được cải tiến hơn nên cũng có nhiều điểm ưu việt hơn. Cụ thể:

  • Cung cấp cả công cụ phân tích kỹ thuật và cơ bản 
  • Hỗ trợ tất cả các loại lệnh giao dịch với các chế độ thực hiện khác nhau
  • 21 khung thời gian, từ phút cho tới tháng
  • Tích hợp tính năng tính độ sâu thị trường
  • Cho phép cùng lúc mở tới 100 biểu đồ khác nhau 
  • Hỗ trợ giao dịch tự động

FBS Trader 

FBS cũng đã cho ra một nền tảng giao dịch độc quyền miễn phí, gọi là FBS Trader. So với MT4 và MT5 thì nền tảng này đơn giản và dễ sử dụng hơn. Đặc biệt, nền tảng còn mang tới cho trader nhiều thông tin chi tiết, rất hữu ích khi tham gia giao dịch như: 

  • Khối lượng mua vào/bán ra hiện tại
  • Khối lượng giao dịch
  • Loại hợp đồng 
  • Lợi nhuận và stop loss

FBS là gì

FBS Trader – Nền tảng giao dịch độc quyền của FBS

5. Phí hoa hồng, Spread tại sàn FBS

Phí hoa hồng chỉ được áp dụng cho tài khoản ECN và Zero Spread. Trong đó, mức phí hoa hồng của tài khoản Zero được đánh giá là quá cao, lên tới 20 USD/lot. Còn tài khoản ECN thì thấp hơn, chỉ 6 USD/lot.

Còn với phí Spread thì tại sàn FBS gồm có 2 dạng, đó là cố định và thả nổi. Mỗi loại tài khoản sẽ có mức phí Spread khác nhau. Trong đó, tài khoản ECN là có mức phí Spread thấp nhất, từ -1 pip. Trong khi đó, tài khoản Micro lại có mức phí Spread cao nhất. Vì vậy, với những ai muốn sở hữu tài khoản FBS có mức phí hoa hồng và Spread thấp thì nên cân nhắc chọn ECN.

6. Phương pháp nạp và rút tiền tại FBS

Như đã chia sẻ, FBS hỗ trợ đa dạng các phương thức nạp tiền khác nhau cho trader lựa chọn. Cụ thể gồm:

  • Cổng thanh toán điện tử Neteller, Perfect Money, Skrill
  • Chuyển khoản ngân hàng (Vietcombank, VietinBank, Techcombank, ACB, Dong A Bank, Sacombank, Eximbank, BIDV)
  • Thẻ thanh toán quốc tế Visa

FBS là gì - nạp tiền

FBS hỗ trợ nhiều phương thức nạp rút tiền

Tốc độ nạp rút tiền tại sàn FBS cực kỳ nhanh. Nếu so sánh với các sàn giao dịch khác về tốc độ xử lý giao dịch thì FBS chỉ đứng sau Exness.

7. Dịch vụ chăm sóc khách hàng của FBS

Dịch vụ chăm sóc khách hàng tại sàn giao dịch FBS được đánh giá rất cao. Không chỉ xây dựng một website riêng dành cho thị trường Việt Nam mà sàn còn có cả đội ngũ chăm sóc khách hàng người Việt đã trải qua đào tạo bài bản, làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Thái độ khi tư vấn cho khách hàng cũng rất nhiệt tình, thân thiện. Khi có bất kỳ thắc mắc nào trader có thể liên hệ qua Hotline, Email hay Live chat để được giúp đỡ.

Với những chia sẻ trên chắc hẳn các trader đã hiểu rõ FBS là sàn giao dịch gì rồi và có chất lượng ra sao. Không ngoa khi nói rằng đây là sàn giao dịch Forex lý tưởng dành cho mọi trader mới vào nghề.

 

5/5 - (1 bình chọn)
(Visited 173 times, 1 visits today)
Your comment
scroll