MACD là gì? chỉ báo đường MACD Histogram là một công cụ trong phần mềm mt4/mt5. Nó là một dạng chỉ báo (indicator) phổ biến cho các trader trong việc phân tích kỹ thuật thị trường tài chính: Forex, gold, chứng khoán, coin, hàng hóa.
Vậy chỉ báo MACD là gì? cấu tạo thế nào, hoạt động ra sao, cũng như các phương pháp phân tích nào hiệu quả nhất? Hãy cùng với Langtufx tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu về công cụ chỉ báo này nhé.
MACD là gì?
MACD là viết tắt của từ Moving Average Convergence/Divergence, nghĩa là Đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Đây là một trong những chỉ số phổ biến nhất trong lĩnh vực phân tích thị trường tài chính.
Chỉ báo MACD được các nhà giao dịch trên thế giới đánh giá cao vì tính đơn giản và linh hoạt của nó. Nó có thể được sử dụng làm chỉ báo xu hướng hoặc trong động lượng.
Mặc dù nhiều người đánh giá đường MACD là chỉ báo chậm hơn các indicator khác như MA, Stoch,… Tuy nhiên, nếu thực sự là một người nghiên cứu sâu về các công cụ, thì sẽ nhận thấy, chỉ báo này thực sự là một công cụ cực kỳ hay và là một công cụ mạnh của lĩnh vực phân tích kỹ thuật.
Nếu biết cách áp dụng, thì MACD sẽ là một công cụ dùng để xác định xu hướng chủ đạo thị trường. Nếu bạn muốn biết điều bí mật này, Hãy Liên hệ Langtu để hiểu vì sao đây lại là công cụ xu hướng nhé.
Ai là người phát minh ra đường MACD?
Chỉ báo MACD được phát minh vào năm 1979 bởi Gerald Appel (1947) – một nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp.
Ông đã trở thành nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp trong hơn 35 năm. Ngoài việc là một cố vấn đầu tư chuyên nghiệp, ông còn là tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 15 cuốn sách, cũng như nhiều bài báo, liên quan đến chiến lược đầu tư. Ông là một chuyên gia được đánh giá cao trong lĩnh vực phân tích thị trường kỹ thuật.
Bây giờ, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu về cấu tạo, thông số của chỉ báo MACD nhé.
Đặc điểm chỉ báo MACD là gì?
Sau đây chúng ta sẽ đi đến chi tiết hơn về đặc điểm của đường MACD.
Cấu tạo
Thông số mặc định của MACD là 12, 26, close, 9.
Khi bạn gọi công cụ MACD từ MT4 ra, thì sẽ có thông số như hình sau :
Các con số 12, 26 và 9 chính là chu kỳ của các đường EMA (Nếu bạn chưa rõ về các đường MA, EMA thì hãy đọc về MA, EMA là gì ?).
Phần Apply to: Close. Thì Close là chọn theo kiểu giá đóng cây nến .
Chỉ báo này sẽ có 3 thành phần:
- Đường MACD
- Đường tín hiệu (Signal)
- Histogram
Về cơ bản, qua quá trình sử dụng và đánh giá của bản thân, thì Langtufx.com thấy rằng, việc sử dụng thông số mặc định như thế này là đã rất hiệu quả. Các bạn cũng không cần thiết thay đổi chỉ số kỹ thuật của nó làm gì.
Ý nghĩa
Xét về mặt ý nghĩa khái niệm, thì thông tin chỉ số MACD khá đơn giản. Chỉ báo này tính toán sự khác biệt giữa các đường trung bình di chuyển theo hàm mũ (EMA) 26 ngày và 12 ngày của một công cụ.
Trong số hai đường trung bình động EMA nói trên, thì EMA 12 ngày là đường nhanh và đường EMA 26 ngày sẽ chậm hơn.
Trong các thuật toán để xử lý giá trị của chúng, thì cả 2 đường này đều sử dụng giá đóng cửa để tính toán. Điều này sẽ mang tính khoa học và giá trị chính xác cao hơn là áp dụng các thông số khác hay dùng.
Breakout Là Gì? Cách Nhận Diện Mô Hình và Giao dịch
Phương thức vận hành
Về phương thức vận hành của MACD thì đường EMA 9 ngày đóng vai trò then chốt, nó đóng vai trò là yếu tố kích hoạt các quyết định mua và bán.
MACD tạo ra tín hiệu tăng khi nó di chuyển trên đường EMA 9 ngày và nó sẽ thông báo dấu hiệu bán khi nó di chuyển xuống dưới đường EMA 9 ngày.
MACD Histogram là một biểu diễn trực quan về sự khác biệt giữa chỉ báo EMA và EMA 9 ngày của nó. Histogram dương khi chỉ báo EMA nằm trên đường EMA 9 ngày và âm khi đường EMA nằm dưới đường EMA 9 ngày.
Hình 1 là một ví dụ điển hình về biểu đồ MACD đang hoạt động:
Chỉ báo MACD là một công cụ phản ứng với tốc độ di chuyển của giá. Cho nên, phần lớn các nhà phân tích dựa vào công cụ này để đo động lượng.
Theo đánh giá chung của giới phân tích, đầu tư, thì chỉ báo MACD thường được sử dụng để đánh giá mức độ di chuyển của giá hơn là xác định xu hướng.
Tuy nhiên, Với Lãng thì khác, Lãng vẫn thường sử dụng chỉ báo MACD để xác định xu hướng. Sự khác biệt này, có lẽ đến từ tu duy và góc nhìn phân tích của từng cá nhân. Có thể chỉ báo này hợp với phong cách của trader này, nhưng chưa chắc đã phù hợp với một trader khác.
Điều này cần có thời gian để đánh giá cụ thể hơn. Nhưng Langtu vẫn luôn đánh giá cao công cụ chỉ báo MACD trong phân tích xu hướng.
Công thức tính MACD là gì?
Cong thức tính như sau:
MACD = EMA (12) – EMA (26)
Trong đó:
- EMA (12) là giá trị trung bình trượt với chu kỳ 12 ngày.
- EMA (26) là giá trị trung bình trượt với chu kỳ 26 ngày.
- Đường Signal = Đường EMA(9) của MACD
- Histogram: lấy Đường MACD – Đường Signal
Như vậy, MACD sẽ dương khi giá trị trung bình trượt với chu kỳ 12 ngày hơn 26 ngày. Ngược lại, MACD sẽ âm khi giá trị trung bình 12 ngày nhỏ hơn 26 ngày.
Các phương pháp giao dịch với đường MACD
Dưới đây sẽ là những phương pháp giao dịch liên quan đến đường MACD. Bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp yêu thích nhất nhé, cùng tìm hiểu thôi nào.
Giao dịch với MACD Histogram
Tín hiệu :
Khi MACD Histogram chuyển từ – sang + (hay từ màu đỏ sang màu xanh) thì BUY.
Khi MACD Histogram chuyển từ + sang – (hay từ màu xanh sang màu đỏ) thì SELL.
Như ví dụ về cặp tỉ giá AUDUSD bên trên, bạn có thể thấy khi mà MACD Histogram chuyển từ màu xanh sang đỏ hoặc ngược lại thì giá sẽ có sự đảo chiều mạnh.
Nhưng điều lưu ý là bạn phải chờ đợi có một hay cây nến xác nhận cho xu hướng đó thì tín chính xác sẽ cao hơn
Các Cách Tạo ví bitcoin từ BlockChain.info
Giao dịch khi MACD cắt trục ngang 0 (zero)
Tín hiệu :
Khi đường MACD cắt trục 0 (zero) từ dưới lên thì BUY.
Khi đường MACD cắt trục 0 (zero) từ trên xuống thì SELL.
Với ví dụ về cặp tỉ giá GBPUSD bên trên ta có thể thấy được rằng khi đường MACD cắt trục zero từ dưới lên hay trên xuống thì sẽ giá đảo chiều đi theo rất mạnh .
Giao dịch phân kỳ với đường MACD
Định nghĩa của một sự phân kỳ giảm xảy ra khi giá tạo ra một đáy, phục hồi và sau đó chìm xuống mức thấp mới. Đồng thời, MACD tạo ra một mô hình khác. Khi giá phục hồi từ đáy đầu tiên, sự tăng giá đó đẩy lên trên đường zero.
Vào thời điểm, giá ở mức sau thấp hơn giá ở mức giá trước, nhưng đáy của MACD sau nằm cao hơn MACD trước, cho thấy rằng những con “gấu” đang suy yếu và xu hướng giảm đã sẵn sàng cho một sự đảo chiều. Tín hiệu mua sẽ dần được xuất hiện.
Còn phân kỳ trong xu hướng tăng chúng ta sẽ sử dụng ngược lại với giảm.
Chiến lược kết hợp giữa EMA và Breakout
Phân kỳ trong xu hướng tăng:
- Giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
- MACD sau thấp hơn MACD trước.
- Có nến giảm xác nhận Histogram giảm qua vạch zero.
Bạn có thể xem ví dụ bên dưới về cặp GBPUSD ở khung H4:
Sau khi hội tụ đủ 3 yếu tố trên, giá đã bắt đầu giảm rất mạnh ngay sau đó.
Phân kỳ trong xu hướng giảm:
- Giá tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
- MACD sau cao hơn MACD trước.
- Có nến giảm xác nhận Histogram tăng qua vạch zero.
Bạn có thể xem ví dụ bên dưới về cặp GBPUSD ở khung H4:
Cũng tương tụ phân kỳ trong xu hướng tăng, bạn cũng cần phải chờ đủ 3 yếu tố trên rồi hẳn vào lệnh, vì khi đó xác suất đúng rất cao như bạn đã thấy.
Lưu ý: Dù bạn có sử dụng bất kỳ phương pháp nào đi nữa thì cũng cần phải luôn sử dụng điểm dừng lỗ (stop loss) như là điều bắt buộc. Vì điểm dừng lỗ sẽ giúp tài khoản của bạn luôn được an toàn. Đây là điều quan trọng hơn cả.
Bài đọc tham khảo: Lệnh Stop Loss Và Take Profit Trong Thị Trường Forex Là Gì ?
Download tài liệu phân kỳ chỉ số MACD PDF
Đây là dạng tài liệu về hai con đường, được Langtufx.com sưu tầm để chia sẽ cho các bạn tìm hiểu thêm về phần phân kỳ MACD. Các bạn có thể download tài liệu phân kỳ MACD dạng pdf về đọc thêm.
Link download tài liệu
Tài liệu về hai con đường – phân kỳ chỉ báo MACD dạng pdf
Tổng kết
Để bạn có thể thành công trong việc sử dụng chỉ báo MACD thì ngoài việc bạn có được kiến thức tốt thì bạn cần phải có tính kiên nhẫn thực sự cao. Vì chỉ khi các yếu tố tín hiệu suất hiện một cách rõ ràng, đầy đủ nhất bạn mới vào lệnh.
Điều quan trọng là trên thị trường không có một chỉ báo nào là hoàn hảo cả. Cho nên bạn phải luôn biết tuân thủ việc quản lý vốn một cách thật chặt chẻ. Tránh việc “all in one” vào một tín hiệu sai sẽ dẫn đến cháy cả tài khoản.
Bạn cũng nên kết hợp theo dõi các tin tức trên lịch kinh tế và theo dõi các biến động của thị trường để có những phương án giao dịch phù hợp.
Để theo dõi tin tức bạn có thể truy cập trang ForexFactory để cập nhật một cách chính xác và nhanh nhất: Cách xem tin tức trên trang ForexFactory.
Như vậy, bài viết về chỉ báo đường MACD histogram là gì đã kết thúc rồi. Langtufx hy vọng các bạn đã hiểu được những gì trong nội dung bài viết truyền đạt.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết, chúc bạn thành công trong giao dịch!
Trần Hữu
Chiến thuật này hay này, để áp dụng xem như nào, cam ơn nhiều