Mô hình giá hình chữ nhật – Rectangle trong Forex

Top Các Sàn Forex Uy TínNhất

Mô hình giá hình chữ nhật – Rectangle là gì? Đây là mô hình rất thường hay diễn ra trên thị trường đi ngang (sideway) và là giai đoạn khó nhằn nhất đối với hầu hết trader. Chúng ta cùng tìm hiểu về mô hình này thông qua bài viết bên dưới đây nhé.

Mô hình giá hình chữ nhật – Rectangle là gì?

Mô hình giá hình chữ nhất còn có tên gọi khác là mô hình giá Rectangle. Mô hình Rectangle là mô hình được hình thành khi giá bị mắc kẹt giữa mức kháng cự và hỗ trợ song song. Mô hình này thể hiện sự tạm nghỉ của xu hướng trước đó, việc bên mua và bên bán thay phiên nhau “tung những cú đấm” về đối phương nhưng lực không đủ mạnh nên giá không thoát ra được. Hai đường này có thể nằm ngang hoặc hơi dốc lên hoặc dốc xuống nhẹ.

hình chữ nhật – Rectangle trong Forex [Chi tiết nhất]

Các đỉnh đi qua đường kháng cự phía trên và đường này đóng vai trò là đường kháng cự, cũng vậy các đáy đi qua đường hỗ trợ phía dưới và đường này đóng vai trò là đường hỗ trợ. 

Khi giá vượt ra khỏi đường kháng cự hay hỗ trợ một cách dứt khoát báo hiệu sự hoàn thành của mô hình hình chữ nhật và chỉ ra xu hướng mới của thị trường. Giá có thể tiếp diễn hoặc đảo chiều so với xu hướng trước đó. 

exness là gìSàn Exness Là Gì ? Lừa Đảo Hay Uy Tín & Cách Mở Tài KhoảnSàn Exness là gì? Sàn Exness lừa đảo hay uy tín ? Exness đã được các tổ chức tài chính đánh giá là một trong những công ty môi giới..Đọc Thêmlangtufx.com

Đặc điểm và cấu tạo của mô hình giá Rectangle.

Đặc điểm của mô hình giá hình Rectangle:

  • Mô hình giá hình chữ nhật tương đối giống với thị trường đi ngang (Sideway), tuy nhiên nó tồn tại trong thời gian ngắn hơn.
  • Các mức giá của mô hình nằm trong mức hỗ trợ và kháng cự của mô hình.
  • Mô hình giá hình chữ nhật có thể được hình thành sau một xu hướng tăng hoặc giảm

 Nên cấu tạo của mô hình Rectangle có các thành phần chính gồm:

  • Đường kháng cự
  • Đường hỗ trợ
  • Các đỉnh hoặc đáy đi loanh quanh trong khu vực đường hỗ trợ và kháng cự. 

Các loại mô hình giá Rectangle.

Mô hình giá hình chữ nhật tăng

Mô hình giá hình chữ nhật – Rectangle là gì?

Sau xu hướng tăng giá mô hình chữ nhật sẽ xuất hiện và hình thành tại đỉnh của xu hướng này. Khi giá gặp một ngưỡng kháng cự mạnh, giá phản ứng và điều chỉnh trong phạm vi giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song.

Giá lần lượt test các vùng hỗ trợ và kháng cự nhiều lần rồi phá vỡ kháng cự và tiếp tục xu hướng tăng. Cũng có trường hợp giá retest lại ngưỡng kháng cự rồi mới tăng

Theo nghiên cứu của Kirkpatrick C.D và Dahlquist J.R thì nếu một mô hình giá hình chữ nhật xuất hiện sau một xu hướng tăng thì 68% nó sẽ phá vỡ theo hướng đi lên và 32% còn lại là phá vỡ theo hướng đi xuống. Điều này chứng tỏ cứ không phải mô hình chữ nhật xuất hiện sau xu hướng tăng thì nó sẽ đi lên, nó vẫn có 32% xu hướng đảo chiều.

Mô hình giá hình chữ nhật giảm

Mô hình giá hình chữ nhật – Rectangle

Mô hình này xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm, khi giá gặp một ngưỡng hỗ trợ mạnh, giá phản ứng và điều chỉnh trong phạm vi ngưỡng hỗ trợ và kháng cự song song.

Giá lần lượt test các vùng hỗ trợ và kháng cự nhiều lần rồi phá vỡ hỗ trợ và tiếp tục xu hướng giảm. Cũng có những trường hợp giá retest lại ngưỡng hỗ trợ rồi mới giảm

Tuy nhiên ở mô hình này xác suất giá đi lên là 45%, xác suất giá đi xuống là 55%, hai xác suất này là tương đương nhau.

Cách giao dịch với mô hình giá hình chữ nhật – Rectangle

Bước 1: xác định xu hướng.

Bước 2: khi phân tích mô hình hình chữ nhật phải đảm bảo không có các mô hình khác đang hình thành. Một mô hình hình chữ nhật đúng chuẩn phải có hai đỉnh đi qua đường kháng cự và hai đáy đi qua đường hỗ trợ. 

Bước 3: vẽ đường hỗ trợ và kháng cự của mô hình bằng cách nối các đỉnh và đáy. 

Bước 4: tiến hành đặt lệnh, ở bước này sẽ có hai trường hợp.

Trường hợp 1: Đặt lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình

– Điểm vào lệnh: vào lệnh ngay khi giá phá vỡ mô hình (1)

– Điểm chốt lời: khoảng cách từ điểm vào lệnh tới tp bằng chiều cao của mô hình giá hình chữ nhật.

– Điểm cắt lỗ: nếu vào lệnh sell thì đặt sl trên đỉnh mô hình một vài pip, tương tự nếu vào lệnh buy thì đặt sl dưới đáy mô hình một vài pip.

  • Ưu điểm của cách giao dịch này là bạn không bị bỏ lỡ cơ hội khi giá phá vỡ mô hình. Tuy nhiên, điểm đặt lệnh này không mang lại lợi nhuận lớn như cách giao dịch thứ 2.

Trường hợp 2: Đặt lệnh sau khi giá phá vỡ mô hình và retest

– Điểm vào lệnh: sau khi giá phá vỡ mô hình, đặt lệnh khi giá quay lại retest (2)

– Điểm chốt lời: khoảng cách từ điểm vào lệnh tới tp bằng chiều cao của mô hình giá hình chữ nhật.

– Điểm cắt lỗ: nếu vào lệnh sell thì đặt sl trên đỉnh mô hình một vài pip, tương tự nếu vào lệnh buy thì đặt sl dưới đáy mô hình một vài pip.

  • Ưu điểm của cách giao dịch này là đặt lệnh ở vị trí tốt nên lợi nhuận mang lại cao hơn. Tuy nhiên, nếu giá không retest mà tiếp tục xu hướng luôn thì bạn sẽ bị bỏ lỡ mất cơ hội vào lệnh.

Mô hình Rectangle là một dạng mô hình khá dễ nhận diện và cách giao dịch cũng khá đơn giản nhưng hiệu quả mang lại cũng rất lớn. Tuy nhiên, các bạn nên dành thời gian phân tích kỹ càng hơn vì mô hình này cũng rất dễ nhầm lẫn với các mô hình khác và hãy tập tính kỹ luật trong các giao dịch của mình để tránh những rủi ro có thể xảy ra nhé!!

Ứng dụng thực tế

Với trường hợp này bạn có thể chọn điểm vào lệnh bằng cả 2 cách trên.

Điểm dừng lỗ vẫn sẽ cố định là trên mô hình

Ở đây bạn sẽ sử dụng 2 điểm chốt lời, với điểm thứ 1 là điểm tối thiểu bằng với biên độ của mô hình và điểm thứ 2 là chốt lời mở rộng theo xu hướng.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

5/5 - (3 bình chọn)
(Visited 427 times, 1 visits today)
Your comment
scroll