Mô hình nến Inside bar là gì? Ứng dụng trong giao dịch Forex

Top Các Sàn Forex Uy TínNhất

Trong thị trường Forex thì có rất nhiều mô hình khác nhau để giúp nhà giao dịch nhận diện và vào lệnh, thì trong đó mô hình nến Inside bar là mô hình tiêu biểu không thể bỏ qua. Vì xác xuất đúng ở mô hình này là vô cùng cao, chúng ta cũng tìm hiểu ở bài viết bên dưới đây xem mô hình insdebar là gì? Được hình thành và ứng dụng như thế nào?

 

Mô hình nến Inside bar là gì ?

Mô hình nến Inside Bar là gì? Mô hình nến Inside Bar là một hoặc nhiều cây nến nhỏ hoàn toàn nằm bên trong vùng giá của cây nến lớn trước đó. Những cây nến nhỏ đó được gọi là inside bar và nến lớn đó được gọi là mother bar.

Bên cạnh đó inside bar cũng có thể chỉ là một cây nến nhỏ.

Mô hình Inside Bar thường có hình dáng như một hình chữ nhật hoặc tam giác.

Bạn hãy xem ví dụ dưới đây về mô hình inside bar :

Cấu tạo mô hình nến Inside bar

exness là gìSàn Exness Là Gì ? Lừa Đảo Hay Uy Tín & Cách Mở Tài KhoảnSàn Exness là gì? Sàn Exness lừa đảo hay uy tín ? Exness đã được các tổ chức tài chính đánh giá là một trong những công ty môi giới..Đọc Thêmlangtufx.com

Đặc điểm mô hình nến Inside Bar

Điểm thứ 1: Như đã đề cập thì mô hình Inside Bar bao gồm:

  • Mother Bar (nến lớn ở đầu)
  • Inside Bar (một hoặc nhiều nến nhỏ ở sau)

Điểm thứ 2: Inside Bar là loại mẫu hình nến “ôm”

Vì đặc điểm nến Mother Bar ôm trọn toàn bộ cây nến phí sau nến. Nên nến Inside Bar phải có đáy cao hơn và đỉnh thấp hơn so với nến đứng trước đó.

Điểm thứ 3: Màu sắc nến

Nến Mother Bar và Inside Bar sẽ hoàn toàn ngược lại với nhau. Nếu Mother Bar là tăng thì Inside Bar là giảm còn Mother Bar là giảm thì Inside Bar là tăng.

Đối với Inside Bar nhiều nến nhỏ thì các nến có thể có tăng và giảm đan xen nhau.

Nhưng hiện nay vì sự thay đổi của thị trường nến việc màu sắc giống nhau vẫn có thể được xem là mô hình nến Inside Bar.

Các loại biến thể của mô hình nến Inside Bar

Mô hình nến Inside Bar được phân chia ra nhiều biến thế khác nhau. Và bên dưới đây là 8 mô hình Inside Bar bạn thường hay gặp nhất.

8 mô hình nến Inside bar là gì

Ứng dụng của mô hình nến Inside bar trong giao dịch 

Trong giao dịch Forex thì mô hình nến Inside Bar được sử dụng trong 2 tường hợp đó là “Tiếp diễn xu hướng” và “dấu hiệu sự đảo chiều”. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về  trường hợp này.

Tiếp diễn xu hướng trước đó bởi mô hình Inside bar

Mô hình Inside Bar rất hay được sử dụng trong việc giao dịch tiếp diễn xu hướng bởi thường nó sẽ tạo là hình hộp chữ nhật hoặc tam giác. Đến khi giá phá vỡ theo xu hướng thì nó sẽ tiếp tục đi mạnh.

Cho nên mô hình sẽ xuất hiện ở vùng giữ xu hướng thường là các mức Fibonacci 38.2 đến 61.8.

Ở trường hợp này chúng ta sẽ xem ở cặp EUR/USD:

Mô hình nến Insdiebar

Bạn đang thấy xu hướng tăng rất mạnh và rồi giá đang giảm lại, nhưng lực giảm là không thực sự quá mạnh xu với lực tăng trường đó. Để rồi khi giá giảm yếu dần dẫn đến đi ngang và xuất hiện mô hình Inside Bar.

Chúng ta sẽ nhìn vào khung nhỏ hơn để xem vào lệnh khi mẫu hình bị phá vỡ.

Vào lệnh ở mô hình Insde bar

Khi chúng ta thu nhỏ khung thời gian về H1 thì mô hình nến Inside Bar ở H4 sẽ trở nên rõ ràng hơn là một mô hình nén tam giác. Nên khi có nến H1 phá vỡ chốt trên mô hình đó thì bạn sẽ vào lệnh mua. 

Điểm chốt lỗ sẽ là bên dưới đáy của mô hình. Nên cách 2-3pip so với giá thấp nhất để tránh bị quét giá.

Chố lỗ sẽ tùy thuộc vào chiến lược của bạn như thế nào. Ở đây chúng tôi sẽ chốt lời lệnh này với mức R:R (Risk/Reward) là 1:3. Mốt mức chốt vô cùng tốt vì điều này có nghĩa là lệnh đó đã mang đến cho bạn thêm 3 cơ hội mới để vào lệnh khác. 

Dấu hiệu cho sự đảo chiều bởi mô hình Inside bar

Ở đây chúng ta sẽ xem xét về sự đảo chiều với mô hình Inside Bar. Ví dụ về cặp GBPUSD khung thời gian H4:

Với việc vào lệnh đã chiều thì mô hình sẽ thường xuất hiện ở vùng đáy hoặc đỉnh của xu hướng.

mô hình nến Insde bar trong giao dịch

Trước đó thị trường là một xu hướng tăng rất mạnh và rồi một mô hình Inside Bar xuất hiện ở trên đỉnh. Việc tiếp theo là chúng ta sẽ chờ đợi giá phá vỡ đi mô hình Inside Bar để có thể vào lệnh bán xuống. Đông thời khi giá phá vỡ mô hình đó cũng chính thức phá vỡ đi đường xu hướng.

Cách vào lệnh ở Inside bar

Và rồi khi mô hình nến Inside bar bị phá vỡ chính là lúc lệnh bán xuống của chúng ta được kích hoạt. Điểm dừng lỗ an toàn là phái trên đỉnh mô hình, luu ý bạn nên để cách đỉnh 2-3pip để tránh việc bid/ask dãn ra.

Điểm chốt lời bạn sẽ sử dụng R:R hoặc vùng kháng cự, hổ trợ để chốt lệnh an toàn nhất có thể. Ở đây lệnh bán này sẽ chốt ở vùng đáy trước đó và tương đương thu về cho chúng ta tỉ lệ R:R là 1:2. Một lệnh giao dịch rất tuyệt vời.

Price action là gìXem ngay

Thông qua bài viết trên thì bạn đã biết được rằng Inside bar là gì? Và cách sử dụng hiệu quả nhất với mô hình này rồi. Tuy không phải là đầy đủ và chi tiết nhất nhưng tôi tin chắc rằng cũng đủ để bạn có thể ứng dụng vào giao dịch thực tế.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết, chúc bạn giao dịch thật thành công và hiệu quả nhất!

 

5/5 - (1 bình chọn)
(Visited 345 times, 1 visits today)
Your comment
scroll