Momentum là gì? Cách tính và sử dụng chỉ báo Momentum

Top Các Sàn Forex Uy TínNhất

Khi tham gia vào thị trường tài chính nói chung và Forex nói riêng có rất nhiều chỉ báo mà bạn cần phải nắm được để có thể phân tích, dự đoán biến động thị trường. Từ đó đưa ra quyết định mở/đóng lệnh hợp lý. Và một trong những chỉ báo rất quan trọng đối với nhà đầu tư đó là Momentum. Vậy Momentum là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Muốn tính và sử dụng chỉ báo này phải làm sao? Hãy cùng Langtufx.com tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!

Momentum là gì

Tìm hiểu chỉ báo Momentum là gì và cách sử dụng

Momentum là gì?

Với những nhà đầu tư mới có thể còn chưa biết Momentum là gì. Tuy nhiên, nếu là nhà đầu tư lâu năm, chuyên nghiệp thì hẳn đã không còn xa lạ với chỉ báo này nữa. Momentum là một chỉ báo động lượng, được viết tắt là MOM và thường dùng trong phân tích kỹ thuật. 

Mục đích sử dụng chỉ báo MOM là để đo lường tốc độ thay đổi của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nhờ có MOM mà nhà đầu tư có thể xác định được các giai đoạn giá tăng hay giảm. Từ đó dự đoán được về sức mạnh đằng sau của xu hướng thị trường hiện tại. Vì vậy, cũng có thể nói rằng Momentum indicator là một công cụ để đánh giá sức mạnh xu hướng thị trường.

Ngoài Momentum thì còn có một số chỉ báo động lượng khác cũng được sử dụng để đo lường sức mạnh xu hướng thị trường, ví dụ như: Chỉ báo động lượng Stochastic, đường trung bình động hội tụ phân kỳ MACD hay chỉ số sức mạnh tương đối RSI,…

Momentum là gì

Momentum là một chỉ báo động lượng

Công thức tính chỉ báo Momentum là gì?

Công thức tính Momentum là gì cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Để tính chỉ báo động lượng Momentum nhà đầu tư có thể áp dụng công thức sau:

Momentum = (CA / CP) * 100

Trong đó: 

  • CA: Giá đóng cửa hiện tại
  • CP: Giá đóng cửa n phiên trước đó
  • 100: Giá trị mà Momentum dao động xung quanh

Ví dụ: Giả sử rằng, cặp tiền tệ EUR/USD có giá đóng cửa hiện tại là 1,1200 và giá đóng cửa của 14 ngày trước đó là 1,0920 thì trong xu hướng tăng. Như vậy, ta có thể tính được giá trị của chỉ báo Momentum (14):

Forex Momentum (14) = (1,1200 / 1,0920) * 100 =  102,5641

Ví dụ: Giả sử, cặp tiền tệ EUR/USD có mức giá đóng cửa hiện tại là 1,1200 và giá đóng cửa của 14 ngày trước đó là 1,1250 thì trong xu hướng giảm. Khi này, chỉ báo Momentum có giá trị là:

Forex Momentum (14) = (1,1200 / 1,1250) x 100 = 99,5555

Hướng dẫn cách đọc chỉ báo động lượng Momentum 

Thông qua chỉ báo động lượng Momentum nhà đầu tư có thể biết được thời điểm cũng như mức độ giá tăng giảm như thế nào. 

Các mức chỉ báo Momentum:

  • Momentum > 100: Giá hiện tại cao hơn so với giá của N phiên giao dịch trước đó
  • Momentum < 100: Giá hiện tại thấp hơn so với giá của N phiên giao dịch trước đó

Trên biểu đồ, nếu như chỉ báo MOM càng nằm trên và xa trục 100 thì cho thấy giá càng tăng nhanh. Ngược lại, nếu chỉ báo MOM càng nằm dưới và xa với trục 100 thì giá lại càng giảm nhanh.

sàn exnessĐánh Giá Sàn Exness Chi Tiết Nhất Từ A Đến Z 2022Là một trong những nhà môi giới uy tín và thương hiệu nổi tiếng nhất trên thị trường, sàn exness có hội tụ đủ tất cả những điều kiện, tiêu..Đọc Thêmlangtufx.com

Hướng dẫn tải chỉ báo Momentum Indicator cho MT4, MT5 và Tradingview

Sau khi đã biết Momentum là gì chắc hẳn nhà đầu tư đều muốn sử dụng chỉ báo này để phân tích khi tham gia giao dịch. Hiện nay, chỉ báo này có thể dễ dàng cài đặt trên nền tảng giao dịch MT4, MT5 và Tradingview. Cụ thể:

4.1. Cài đặt Momentum Indicator trên MT4, MT5

Bước 1: Chọn mục “Insert” trên thanh menu -> Chọn “Indicators” -> Chọn “Oscillators” -> Chọn “Momentum”.

Momentum là gì - cài đặt

Cài đặt chỉ báo Momentum trên nền tảng MT4

Bước 2: Thiết lập chỉ báo.

Momentum là gì

Thực hiện thiết lập chỉ báo

  • Mục Parameters
      • Period: Chu kỳ xác định MOM (thường mặc định 14 ngày)
      • Apply: Hình thức giá sẽ phân tích (thường là giá đóng cửa hoặc cũng có thể chọn giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất,…)
      • Style: Màu sắc, kiểu đường MOM
  • Mục Level
      • Nhấp vào “Add” và nhập vào số 100 để thiết lập đường MOM 100 
  • Mục Visualizations
    • Chọn khung thời gian muốn phân tích

Cài đặt Momentum Indicator trên Tradingview

Bước 1: Truy cập trang web tradingview.com.

Bước 2: Chọn mục biểu đồ -> Chọn “fx”.

Bước 3: Điền vào phần tìm kiếm từ khóa “Momentum” -> Nhấp chọn chỉ báo này.

Bước 4: Nhấp vào biểu tượng cài đặt hình bánh xe và thiết lâ[k chỉ số của chỉ báo. Cụ thể, muốn thiết lập chu kỳ điền vào ô đầu tiên, muốn thiết lập đường Momentum điền vào ô thứ 2 tại các đầu vào. Còn  muốn chỉnh màu đường chỉ báo nhấp vào tab định dạng.

Momentum là gì

Có thể cài đặt chỉ báo MOM trên Tradingview

Các cách sử dụng chỉ báo Momentum trong giao dịch

Kết hợp chỉ báo Momentum với đường trung bình động

Trên nền tảng MetaTrader nhà đầu tư có thể thêm đường trung bình động – moving average vào chỉ báo Momentum để phân tích chính xác hơn. Muốn thêm đường này thì trong “Trend” chọn “Moving Average” rồi kéo thả vào trong biểu đồ Momentum. Khi đó, trên giao diện sẽ xuất hiện một hộp thoại mới. Nhà đầu tư chỉ cần chọn “First Indicator’s Data” trong menu “Apply to” tại phần “Parameters” rồi chọn phiên giao dịch đường trung bình động và nhấn xác nhận là xong.

Kết hợp chỉ báo Momentum với đường trung bình động

Có không ít nhà đầu tư hiện nay đều sử dụng SMA. Với việc kết hợp Momentum với đường trung bình động SMA sẽ giúp nhà đầu tư hình dung xu hướng tổng thể của chỉ báo tốt hơn cũng như dễ dàng xây dựng, phát triển chiến lược giao dịch hiệu quả.

Nhà đầu tư có thể xác định được mình nên mở vị thế mua hay bán dựa vào điểm giao giữa Momentum với đường trung bình động. Tuy nhiên, khi áp dụng cách giao dịch này nhà đầu tư cần lưu tâm tới tín hiệu giá sai. Vì vậy, trước khi lập lệnh nhà đầu tư nên kiểm thử nhiều đường trung bình động và chỉ báo MOM.

  • Tín hiệu mua: Chỉ báo MOM cắt lên trên đường trung bình động
  • Tín hiệu bán: Chỉ báo MOM cắt xuống dưới đường trung bình động
  • Tín hiệu thoát lệnh: Chỉ báo MOM cắt đường trung bình động theo hướng khác

Sử dụng chỉ báo Momentum trong phân tích kỹ thuật

Nhờ hiểu rõ Momentum là gì mà chỉ báo này đã được ứng dụng để phân tích kỹ thuật trong nhiều chiến lược động lượng. Tiêu biểu có thể kể tới như giao dịch theo xu hướng, giao dịch ngược xu hướng,… Tuy nhiên, để đảm bảo giao dịch hiệu quả thì trước đó nhà đầu tư cần phân tích theo những khung giờ khác nhau, từ khung giờ dài nhất cho tới khung giờ ngắn nhất.

  • Giao dịch swing: Nếu như muốn sử dụng chỉ báo MOM cho giao dịch này nhà đầu tư nên bắt đầu trên biểu đồ hàng ngày, tiếp đó là biểu đồ H4, cuối cùng là biểu đồ hàng giờ
  • Giao dịch trong ngày: Với giao dịch này, để sử dụng MOM nhà đầu tư sẽ bắt đầu với biểu đồ H4, tiếp đến là H1 và cuối cùng là biểu đồ M30
  • Giao dịch Scalping: Còn với giao dịch này, để sử dụng MOM, nhà đầu tư bắt đầu phân tích với biểu đồ M30 rồi đi xuống M15, cuối cùng là kết thúc với M5 hoặc M1

Lưu ý, đọc tín hiệu giao dịch dựa trên những khung thời gian ngắn và xác định xu hướng thì dựa vào các khung thời gian dài. 

Để tăng thêm tính chính xác khi phân tích, nhà đầu tư ngoài sử dụng chỉ báo Momentum cũng nên tham khảo và kết hợp với các công cụ phân tích khác, ví dụ như: Nến Nhật, đường xu hướng, hỗ trợ, kháng cự,… 

Phân kỳ với chỉ báo Momentum Indicator là gì?

Bên cạnh đó cũng có nhiều nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch dựa trên sự phân kỳ giữa giá với chỉ báo Momentum. Cụ thể:

  • Phân kỳ tăng: Giá giảm, động lực bán giảm khi giá của công cụ giao dịch giảm còn các đáy chỉ báo Momentum vẫn tăng
  • Phân kỳ giảm: Giá tăng, động lực mua giảm khi giá tăng còn các đỉnh của Momentum lại giảm.

Momentum là gì phân kỳ

Phân kỳ với chỉ báo Momentum Indicator

Giao dịch với chỉ báo Momentum theo xu hướng đảo chiều

Nhà đầu tư có thể xác định được các điểm đảo chiều xu hướng nhờ vào chỉ báo Momentum. Nhưng để loại bỏ những tín hiệu sai cũng như tăng độ chính xác thì nên kết hợp với một số công cụ khác. Ví dụ như kênh Keltner. Khi sử dụng kênh này sẽ dùng dải trên và dải dưới để xác định khu vực diễn ra đảo chiều giá. 

Khi kết hợp chỉ báo Momentum với kênh Keltner nhà đầu tư có thể nhận được các tín hiệu: 

  • Tín hiệu giao dịch: Khi cả Momentum và kênh Keltner đều cho thấy tín hiệu giá đảo chiều. 

Đầu tiên, nhà đầu tư sẽ vẽ chỉ báo Momentum và quan sát trên biểu đồ công cụ giao dịch theo khung thời gian mong muốn những điểm cực trị của nó. Giả sử, nếu như chỉ báo MOM hiếm khi lớn hơn 103 (cực trị trên), nhỏ hơn 98 (cực trị dưới):

  • Tín hiệu mua: Xuất hiện trong xu hướng giảm khi chỉ báo MOM chạm hoặc vượt quá vùng cực trị dưới, đồng thời, giá chạm vào dải dưới của kênh Keltner
  • Tín hiệu bán: Xuất hiện trong xu hướng tăng khi chỉ báo MOM chạm hoặc vượt quá vùng cực trị trên, đồng thời, giá chạm dải trên của kênh Keltner
  • Tín hiệu thoát: Nhà đầu tư nên thoát lệnh khi chỉ báo MOM chạm tới điểm cực trị ngược lại hoặc giá chạm tới dải Keltner khác

Giao dịch với chỉ báo Momentum theo xu hướng đảo chiều

Giao dịch với chỉ báo Momentum theo xu hướng là gì?

Các nhà đầu tư cũng có thể lựa chọn giao dịch theo xu hướng với Momentum Indicator. Mặc dù với chỉ báo này mặc dù nhà đầu tư sẽ không còn cơ hội để tận dụng các hành động giá nhưng ưu điểm là giảm tín hiệu sai và tránh được những rủi ro khi giao dịch.

Khi giao dịch với chỉ báo Momentum theo xu hướng nhà đầu tư sẽ sử dụng Momentum (21), đường trung bình động (5) và đường trung bình động (20) để xác định các tín hiệu. Cụ thể:

  • Tín hiệu mua: Xuất hiện trong xu hướng tăng, khi chỉ báo MOM phá vỡ lên 100 và đường trung bình động 20 nằm dưới đường trung bình động 5 kỳ
  • Tín hiệu bán: Xuất hiện trong xu hướng giảm khi chỉ báo MOM phá vỡ dưới 100 và đường trung bình động 20 nằm trên đường trung bình động 5 kỳ
  • Tín hiệu thoát: Nhà đầu tư nên thoát khi chỉ báo MOM giảm xuống dưới 100 hoặc đường trung bình động 20 và 5 kỳ cắt nhau theo hướng ngược lại

Momentum là gì

Giao dịch với chỉ báo Momentum theo xu hướng 

Sử dụng chỉ báo Momentum xác nhận xu hướng

Chỉ báo Momentum hoàn toàn có thể trở thành một công cụ giúp cho nhà đầu tư xác định xu hướng. Nhà đầu tư sẽ sử dụng các chỉ báo kỹ thuật xác để xác định tín hiệu mua hoặc bán. Sau đó dùng chỉ báo Momentum để xác nhận lại tín hiệu dựa vào sự giao lên hay giao xuống của chỉ báo này cũng như các đường trung bình động giao nhau ra sao, các điểm cực trị, Momentum phân kỳ. Điều này có thể giúp các chỉ báo bổ sung sự thiếu sót, loại bỏ các tín hiệu sai. 

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể kết hợp MOM với chỉ báo đo lường biến động, ví dụ như Bollinger Bands. Cụ thể, nhà đầu tư sẽ nhận được tín hiệu giao dịch khi dải Bollinger mở rộng trong thời kỳ biến động cao và thu hẹp lại khi biến động thấp. Nhưng vì Bollinger không thể giúp xác định động lượng, xu hướng thị trường nên cần kết hợp với Momentum.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho những ai đang băn khoăn Momentum là gì và cách tính, cách cài đặt cũng như sử dụng chỉ báo này như thế nào khi giao dịch. Nhưng cần lưu ý, nhà đầu tư nên kết hợp chỉ báo này với các chỉ báo, công cụ khác để đảm bảo nhận được những tín hiệu chính xác nhất, giúp việc giao dịch trở nên hiệu quả.

 

5/5 - (1 bình chọn)
(Visited 260 times, 1 visits today)
Your comment
scroll