Nếu bạn là một nhà giao dịch trong bất thị trường tài chính nào thì bạn đã từng nghe đến trạng thái FOMO là gì ít nhất một lần rồi. Đây là trạng thái tâm lý của nhiều người sẽ gặp phải trong suốt quá trình đầu tư. Bạn cần phải thay đổi bản thân để khắc phục được tâm lý vô cùng nguy hiểm này. Vậy ý nghĩa FOMO là gì? FOMO trong chứng khoán và Forex là gì? Và cách khắc phục FOMO nào hiệu quả nhất?
Hãy cùng với Langtufx.com tìm hiểu toàn bộ những điều này thông qua bài viết bên dưới đây. Và ngay bây giờ, chúng ta cũng bắt đầu thôi nào.
FOMO là gì?
FOMO với tên gọi đầy đủ trong tiếng Anh: “Fear Of Missing Out“. FOMO là hiệu ứng tâm lý của những người sợ bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài trào lưu đang nổi của đám đông. Và chính điều đó đã dẫn họ đến việc đưa ra nhiều quyết định sai lầm.
Bởi tính cạnh tranh khốc liệt, thị trường tài chính luôn khiến cho nhà đầu tư cảm thấy mình thua kém hơn người khác. Càng so sánh bản thân với người khác, họ càng lo sợ rằng họ đang đứng ngoài cuộc chơi và trở thành người “tối cổ”.
FOMO diễn ra như thế nào?
Sự hình thành FOMO
Ai cũng thường thắc mắc FOMO là gì, và nghĩ nó là cái gì đó rất xa lạ, tuy nhiên, về bản chất, con người trong cuộc sống hằng ngày vẫn thường trải qua những lần FOMO rồi. Ở bất kỳ đâu và với thị trường nào đi chăng nữa vẫn sẽ luôn tồn tại cái được gọi là hiệu ứng FOMO. Bởi đó là sự dẫn dắt của lòng tham trong tiềm thức của mỗi người, điều đó dẫn ta đến sự sợ hãi khi sắp bỏ lỡ đi một món hời trước mắt.
Đơn giản như là việc bạn đi chợ mua thức ăn, thì phải đi sớm, kẻo đồ ngon sẽ bị mua hết rồi. Ra muộn thì chỉ còn đồ dở và kém chất lượng, người Việt Nam ta thường có câu: Trâu chậm uống nước đục là vì thế.
Trong giới đầu tư, thì hầu hết người có trạng thái FOMO là những trader nhỏ lẻ như chúng ta đây. Chính điều này đã giúp cho những “tay to” dễ dàng lợi dụng. Chúng ta hay nghe thị trường chứng khoán gọi là “đội lái”, các quỹ và tổ chức lớn. Còn thị trường tiền tệ, tiền điện tử thì hay gọi là “cá voi”, “cá mập”… Đây là nhưng từ nói về một người hoặc nhóm người nắm giữ trong tay nguồn lực tài chính vô cùng lớn. Chính họ đã tạo ra hiệu ứng FOMO trên thị trường
FOMO trong chứng khoán là gì?
Phần lớn những newbie tham gia vào thị trường chứng khoán đều không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tất cả những gì họ làm chỉ là cố gắng học hỏi từ người đi trước. Liên tục giao dịch để quen dần với thị trường này.
Cho dù là vậy thì cạm bẫy FOMO luôn luôn hiện hữu. Vì thế chỉ có sự am hiểu tường tận về thị trường mới bảo vệ nhà đầu tư khỏi nguy cơ tiềm ẩn từ FOMO.
Nếu bạn còn nhớ giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008, thị trường toàn thế giới bị chao đảo mạnh. Thị trường Việt Nam mình cũng không ngoại lệ, chỉ số VNIndex đã giảm rất mạnh.
Thị trường bắt đầu tăng mạnh từ đầu năm 2006, liên tục thông tin tốt được đưa ra và rất nhiều tài khoản chứng khoán mới được lập mới. Chỉ số VNIndex đã bật tăng từ 240 điểm liên tục vượt qua mốc 1000 điểm và lúc đó rất nhiều nhà đầu tư lạc quan rằng nó sẽ còn tăng mạnh nữa. Nên vẫn còn một bộ phận người mua vào lúc đó. Nhưng chỉ số VNIndex đạt đỉnh vào tháng 3/2007 tại 1177 điểm và đã giảm liên tục đến tháng 3/2009 tại 240 điểm.
Bạn xem hình ảnh thực tế của FOMO trong chứng khoán là gì:
FOMO trong Forex là gì?
Trong giao dịch Forex, bạn sẽ rất hay rơi vào tình trạng FOMO, bởi sự biến động giá ở thị trường này là rất lớn. Với thời gian giao dịch là 24/5 (liên tục từ thứ 2 đến thứ 6), nên nhà đầu tư sẽ rất dễ bị cuốn theo dòng chảy của thị trường.
Để có thể hiểu rõ FOMO trong Forex là gì mà lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý của nhà đầu tư thì bạn hãy xem ví dụ về cặp tiền EUR/USD sau đây:
Bạn có thể thấy giá phá đỉnh với lực tăng mạnh, bạn vào mua thì giá lại quay đầu giảm mạnh. Rồi sau đó khi giá lại phá đáy dưới bạn lại bán theo, sau đó thị trường lại quay đầu tăng mạnh lại. Thế là bạn bị đánh thua cả 2 đầu.
Trường hợp này chẳng xa lạ gì với những nhà đầu tư trên thị trường Forex. Đặc biệt nhà những nhà đầu tư mới, rất dễ mắc phải điều này.
Sau khi đã tìm hiểu qua hiệu ứng FOMO trong chứng khoán và forex là gì rồi, thì bây giờ chúng ta sẽ đến với một thị trường còn mới với nhiều người, đó là thị trường tiền điện tử.
FOMO trong tiền điện tử là gì?
Lấy ví dụ về đồng Bitcoin kể trên để có thể hình dung rõ nét về cách các “tay to” hay sử dụng. Khi giá trị đồng Btc này vượt ngưỡng 50.000$ thì nhiều thông tin, chuyên gia đã lạc quan nói rằng nó còn lên rất mạnh, thậm chí đạt 100.000$. Bên cạnh sự lạc quan đó, thì vẫn có những người xem đây là trò lừa đảo, nhưng phần lớn những người khác không quan tâm lời nói của họ.
Giá trị đồng Btc mỗi ngày một tăng cao, tin tốt liên tục được đưa ra, thúc đẩy giá lên gần 65.000$. Rồi giá đột ngột quay giảm về 50.000$, nhưng mọi người xem đây là cú hồi để tăng tiếp. Và sau đó, giá chỉ lên lại được 59.000$ đã giảm rất mạnh về 29.000$, bởi bài đăng của Elon Musk rằng không chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin cho xe điện Tesla nữa.
Bạn có thể xem biểu đồ dưới đây:
Những điều làm cho các nhà đầu tư dễ bị FOMO chi phối là gì?
Khi chưa rơi vào hiệu ứng FOMO thì ai cũng tự tin rằng sẽ không bị, nhưng khi đã bị thì hầu hết ai cũng sẽ bị cuốn vào. Vậy những thứ trong tâm lý FOMO chi phối chúng ta là gì?
Tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội
Hiệu ứng tâm lý này đã che mờ đi lý và đánh mất khả nắng kiểm soát bản thân chính mình. Họ luôn cảm thấy khó chịu khi sợ bị mất đi cơ hội ngon ăn đó nếu không tham gia ngay.
Kỳ vọng thái quá vào thị trường
Chính sự kỳ vọng quá nhiều vào thị trường đã dẫn đến hiệu ứng FOMO ở nhiều người. Họ luôn tin rằng cổ phiếu, đồng tiền hay loại sản phẩm này sẽ còn tăng rất mạnh và trong một thời gian rất dài, nên mua nó ngay bây giờ vẫn còn là rất tiềm năng. Chính điều này đã khiến nhà đầu tư có thể mất trắng.
Bạn cần luôn nhớ rằng thị trường luôn đi theo chu kỳ tăng và giảm. Không có thị trường nào sẽ mãi tăng hay mãi giảm được. Nên điều quan trọng là bạn hãy thực sự tỉnh táo nhận định những thị trường nào đã đi quá mạnh thì nên tránh.
Quá tự tin vào bản thân
Tự tin vào bản thân là điều tốt, nhưng nếu quá tự tin dẫn đến tự mãn thì lại là chuyện khác. Lúc đó, bạn sẽ trở nên chủ quan, hành động theo bản năng mà không dựa vào phân tích. Đến khi thị trường đột ngột thay đổi, bạn sẽ không thể trở tay kịp.
Ngược lại, nếu bạn quá tự ti cũng không phải là điều tốt. Bởi khi đó bạn sẽ rất dễ bị đám đông dẫn dắt, hãy biết cân bằng bản thân để có được những quyết định chính xác nhất.
Lòng tham che mờ tất cả
“Lòng tham” chính là điều nguy hiểm nhất trong cuộc sống nói chung và thế giới đầu tư nói riêng. Đầu tư mà luôn mang tâm lý “túi ba gang”, không biết bao nhiêu là đủ thì sớm muộn bạn cũng sẽ phải trả giá.
Không ở đâu xa, chính bản thân tôi cũng đã từng có lệnh giao dịch lãi rất nhiều, nhưng vì tham lam mà kết thúc lệnh giao dịch đó, tôi đã thua lỗ nặng khi thị trường đảo chiều.
Cách khắc phục hiệu ứng FOMO là gì?
FOMO không tự nhiên xuất hiện nếu không có tác động từ bên ngoài. Để khắc phục được hiệu ứng FOMO bạn có thể áp dụng các việc làm như sau:
Phân tích kỹ thị trường
Xu hướng thị trường là điều rất khó để nắm bắt, nhưng thông qua phân tích chúng ta có thể phần nào nắm được. Phân tích thị trường sẽ có hai trường phái đó là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Tùy vào mỗi người mà sẽ chọn ra cho mình được một phương pháp phù hợp nhất.
Để có thể đưa ra quyết định vào lệnh mang tính chính xác cao thì bạn cần phải có sự phân tích tốt. Nên việc bạn làm tốt trong việc phân tích thị trường thì đã góp phần làm giảm tỷ lệ thua lỗ cho bạn. Từ đó, tâm lý của bạn cũng sẽ được cải thiện.
Bài đọc tham khảo:
Tuân thủ theo kế hoạch
Khi làm bất cứ điều gì, bạn hãy học cách lên kế hoạch chi tiết từ trước. Từng đường đi nước bước cụ thể càng tốt. Điều này lại càng quan trọng khi tham gia đầu tư tài chính. Nếu như đã định ra một chín cụ thể ngay từ đầu, bạn không nên để yếu tố bên ngoài ảnh hưởng quá nhiều.
Thay vào đó hãy cứ kiên trì với kế hoạch đã định ra. Tất nhiên bạn vẫn có thể điều chỉnh thay đổi nhưng đừng đưa ra quyết định nếu bản thân chưa thực sự chắc chắn mà chỉ bị chi phối bởi đám đông bên ngoài.
Chọn lọc đúng thông tin
Đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng luôn phải nắm bắt nhanh thông tin. Đặc biệt trong thị trường chứng khoán, tiền điện tử có thể bị chi phối mệnh bởi một nguồn tin nào đó cho dù đúng hay sai. Thế nhưng bạn cần tiếp nhận thông tin của một có chọn lọc.
Khi đọc, nghe hay xem một thông tin nào đó hãy suy xét và liên hệ đến thực tế. Đừng bao giờ khẳng định chắc chắn bất kỳ điều gì sẽ diễn ra khi chưa có đủ căn cứ vững chắc mà chỉ dựa trên suy đoán, ảnh hưởng từ đám đông.
Thị trường đầu tư tài chính luôn bị chi phối bởi bởi các thế lực ngầm. Họ dường như vô hình nhưng lại rất biết cách điều khiển tâm lý phần còn lại của thị trường thông qua tin tức. Vì vậy hãy tự bảo vệ mình bằng cách giữ cho mình cái đầu lạnh ” tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.
Luôn đặt lệnh dừng lỗ (stop loss)
Không ai có thể khẳng định chắc chắn mình không bao giờ mắc sai lầm. Trong trường hợp chi phối bởi Fomo, cuốn vào vòng đu đỉnh, bạn cần lấy lại bình tĩnh và đừng ngại cắt lỗ. Lệnh cấp độ đúng lúc là cách nhanh nhất để không bị cuốn vào đà hưng phấn của thị trường.
Khi ấy, bạn sẽ bảo toàn được phần vốn nhất định và tái đầu tư tưởng rồi các danh mục khác. Đừng vì một chút tiếc nuối mức lợi nhuận không như mong muốn mà để vốn “nằm chết”, để tài sản của mình từng ngày bốc hơi.
Quản lý vốn hiệu quả
Quản lý vốn là điều quan trọng không thể thiếu trong đầu tư. Nếu bạn làm tốt điều này thì sẽ giúp bạn phần nào giảm đi thiệt hại và thành công bền vững sẽ đến với bạn.
Cho dù bạn có phân tích tốt đến nhưng không có phương pháp quản lý vốn tốt thì sớm muộn cũng sẽ cháy tài khoản. Nên để nắm rõ hơn về cách quản lý vốn sao cho hiệu quả bạn có thể đọc bài viết tham khảo dưới đây.
Tổng kết FOMO là gì
Fomo là hội chứng tâm lý thường gặp ở hầu hết mọi người. Nó khiến người ta luôn cảm thấy tiếc nuối nếu bỏ qua cơ hội nào đó. Nếu khoản kiểm soát tốt hiệu ứng tâm lý này, cuộc sống của bạn sẽ không thể bình yên. Đặc biệt khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, tiền điện tử, Forex, FOMO dễ khiến trader đưa ra quyết định sai lầm.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp theo dõi các tin tức trên lịch kinh tế và theo dõi các biến động của thị trường để có những phương án giao dịch phù hợp.
Để theo dõi tin tức bạn có thể truy cập trang ForexFactory để cập nhật một cách chính xác và nhanh nhất: Cách xem tin tức trên trang ForexFactory.
Như vậy, bạn đã tìm hiểu xong bài viết FOMO là gì và cách cách khắc phục tâm lý FOMO hiệu quả nhất. Chúc bạn giao dịch thành công và thật hiệu quả!
HoangTan
Công nhận là cứ thấy thị trường đi mạnh là lại bị dính cái FOMO này ngay